Bộ sưu tập Áo dài hoa Đào sự bình an vẻ đẹp của ngày Tết
Ý nghĩa Hoa đào – loài hoa của bình an
Hoa Đào ngày tết ở Miền Bắc khác hoa Anh Đào của Nhật và cũng không phải loại đào lấy quả mà chúng ta vẫn thường ăn. Hoa Đào ở miền Bắc Việt Nam cũng được gọi là Anh Đào nhưng thân nhỏ, nhìn như chiếc bình đựng hoa với gốc dưới nhỏ và bên trên là xoè ra những cành. Hoa Anh Đào này thích hợp với khí hậu lạnh, nhất là dịp đầu năm ở Miền Bắc, đó là lý do chúng tượng trưng cho mùa Xuân ở đây thay vì hoa Mai trong miền Nam.
Chính vì khoe sắc vào những dịp đầu năm mới, nên hoa Đào được xem là một dấu hiệu báo hiệu không khí cho một năm mới an nhàn, may mắn và hạnh phúc. Đầu năm – thời điểm các gia đình Việt quay quần bên nhau khiến tình cảm gia đình thêm gắn bó và khăng khít, vì thế hoa Đào cho ngày tết cũng mang những ý nghĩa rất thiêng trong nó.
Sức sống hoa Đào và sự sinh sôi nảy nở trong nó tượng trưng cho sự an khang thịnh vượng, phát triển trường tồn của mỗi cá nhân và gia đình. Hoa Đào cho con người niềm tin hơn vào sự sống vĩnh hằng và sự phát triển của tương lai.
Hoa đào đem đến nguồn sinh khí mới, mọi người trong gia đình dồi dào sức khỏe, vạn sự như ý.
Vẻ đẹp của loài hoa này còn tượng trưng cho người con gái xứ Bắc: dịu dàng, e lệ, kiều diễm …
Hoa đào còn gợi người ta nhớ tới tình nghĩa thủy chung. Trong Tam quốc, ba vị: Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi trong vườn đào đã cùng kết nghĩa huynh đệ và nguyện: “Không sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm nhưng nguyện chết cùng ngày cùng tháng.” Vườn đào là nơi đã chứng kiến cho tình bạn thắm thiết thật đáng khâm phục của ba con người.
Thời gian cứ dần trôi qua, không phải ai cũng biết hết ý nghĩa của loại cây này, chỉ biết rằng, vào dịp Tết Nguyên Đán, việc trang trí ngôi nhà bằng những cây đào, cành đào đã trở thành một tục lệ.
Vì đâu hoa đào trở thành “Quốc hoa” trong tết Việt?
Sự tích Hoa Đào không phải ai cũng biết. Nó chính là lý giải quan trọng cho sự xuất hiện của nó trong dịp tết cổ truyền của người dân Việt. Câu chuyện kể về sự trú ngụ của hai vị thần ở trong cây Đào cổ thụ làm lũ quỷ khiếp sợ uy nghiêm của hai ông nên sợ luôn hoa Đào. Bởi thế khi hai vị thần về chầu Ngọc Hoàng vào cuối năm. Thì nhà nhà đều bẻ nhành hoa đào về cắm trong nhà để ngăn chặn lũ quỷ đến phá.
Mỗi độ xuân về, những cành hoa Đào lại đâm chồi nảy lộc. Nó tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở. Sự may mắn đầu năm cùng với những lời cầu chúc phát tài phát lộc, an khang thịnh vượng. Chính vì vậy, những cành đào tươi thắm gieo vào lòng người niềm tin cho một năm mới mọi việc suôn sẻ hơn.
Với sắc hồng nhẹ nhàng, mơn mởn, đầy sự tinh tế và thanh lịch đã thu hút được sự quan tâm của mọi người, chính lý do ấy mà đào phai là một trong những loại hoa đào được ưa chuộng vào ngày Tết.
Loài hoa đào tạo ấn tượng bởi sắc hồng đậm, kiêu sa, bắt mắt,...Tạo nên ấn tượng khó quên ngay lần đầu bắt gặp. Bích đào thường được chọn làm trang trí ở bàn tiếp khách hay làm hoa dâng bàn gia tiên trong ngày Tết bởi màu sắc ấn tượng của Bích đào.
Bạch đào là loài hoa đào hiếm bởi sắc trắng tinh khôi, thuần khiết rất riêng của những cánh hoa đan xe đầy tinh tế và sang trọng. Hiện nay, bạn khó có thể bắt gặp loài hoa này.
Đào thất thốn
Đây là giống đào rất quý và hiếm, ngày trước đây là loài hoa chỉ dành cho vua thưởng thức bởi sự đặc biệt trong hình dáng, cấu trúc và sắc độ của từng cánh hóa. Mỗi nhánh đào chỉ có 7 hoa, mỗi cánh hoa đỏ rực được xếp đan xen tạo nên màu sắc cuốn hút.
Cây đào má hồng Đà Lạt được trồng trong vườn
Đào má hồng hay còn được gọi là đào lông hay đào vạn trượng. Là loại đào lai, được ghép từ gốc cây đào rừng của Đà Lạt với mầm của các loại hồng đào, liễu đào, bích đào, bạch đào… Đào lai cho hoa kép có khoảng 25 cánh chụm lại, hoa giữ được lâu, và có mùi thơm đặc trưng.
Đào đá mọc chủ yếu trong rừng sâu, thân cây xù xì, cành to khỏe, do có các thực vật khác ký sinh nên thân cây có hình dạng rất đặc biệt. Đào đá có 5 cánh đơn rất đẹp mắt nhưng lại ít hoa hơn so với đào bích hay đào phai.
Viết bình luận của bạn
Để lại bình luận về bài viết này